BÔNG ĐIỂN ĐIỂN THẮM ÂN TÌNH
Không chỉ tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ bao đời cho người dân vùng sông nước miền Tây mà bông điên điển còn có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ.
Cây điên điển còn gọi là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên, điền thanh thân tia, Sesban-River Bean, tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae.Cây bụi cao 1 - 4m, có khi cao hơn, thân tròn bóng, màu xanh có sọc tím, phân nhánh nhiều, mang những lá kép lông chim với 30 - 40 lá chét; rễ cây ăn sâu khoảng 60 - 70cm, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm cộng sinh. Hoa vàng mọc thành chùm, mỗi chùm có 8 - 10 hoa to. Quả đậu thẳng, thõng xuống, dài 20 - 30cm, chứa nhiều hạt hình cầu, màu nâu bóng. Khi trái chín, hạt rớt xuống bùn, đất, mùa nước nổi năm sau lại nẩy mầm cho ra cây mới.Điên điển thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước, từ vùng nước lợ đến vùng cao 500m, rải rác từ các tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình… đến các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và vùng Đồng Tháp Mười. Người ta trồng điên điển để lấy phần thân phình to và xốp trắng ngập dưới nước để làm mũ và làm nút chai, lấy thân cây làm củi đốt, cành lá làm phân xanh; lá cây làm thuốc. Các bộ phận dùng làm thực phẩm là: lá, bông và hạt.
Điên điển thường được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ... sử dụng làm các món ăn như ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua (thường kết hợp với giá đỗ), ăn kèm bún mắm hoặc bún nước lèo, làm gỏi với tép đồng.Lá điên điển dùng để làm gỏi, luộc ăn như rau, hoặc nấu canh với cá rô, tép bạc.
Ở Ấn Độ, hạt điên điển được dùng làm một loại thực phẩm cứu đói (hạt điên điển phải ngâm trước 3 ngày, và sau đó nấu sôi 30 phút để loại bỏ hết các thành phần độc hạicaravaninetrước khi nấu ăn).
Người ta phân tích trong 100g lá điên điển (khô) có chứa các chất sau: protid 26,30g; lipid 4,2g; glucid 39,2g; cellulose 14,6g.
Lá điên điển giàu chất saponines; một ít chất tanin và các polyphenol khác.
Như vậy, lá và hạt điên điển là những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị.
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
- Cây liễu rủ – Cây cảnh trồng bên hồ, tiểu cảnh nước
- Sắc Vàng Mê Hoặc Của Sài Gòn Giữa Mùa Hoa Bò Cạp
- HOA HOÀNG YẾN
- Lên kế hoạch cho tiệc cưới: Không có gì khó nếu bạn “nằm lòng” được 6 bước này!
- Hoa cưới cầm tay “Vĩnh Cửu” kết từ trang sức và pha lê
- Bảng màu tiệc cưới dành cho fan cuồng màu xanh
- Mẹo hồi sinh cây lan Hồ điệp bị thối rễ trong 1 tuần
- 4 mẹo giữ hoa cưới tươi lâu
- Đào phai, mai tàn, dân Hà thành chơi hoa quê thơm lừng nửa triệu/kg
- Gợi ý 5 mẫu hoa cưới cầm tay đẹp 2019 mà các nàng sẽ “tiếc hùi hụi” nếu bỏ qua đấy!