Người Trung Quốc ăn tết ông Táo: Mâm cỗ đầy ắp món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp
Tại những vùng miền khác nhau, món ăn đón tết ông Táo của người Trung Quốc cũng thay đổi đa dạng cho phù hợp với người dân nơi đó.
Ngày 23 tháng Chạp ở Trung Quốc không chỉ được gọi là Tết ông Táo mà còn có cái tên khác là "Tiểu Niên" (năm nhỏ), như một ngày lễ nhỏ trước thềm năm mới âm lịch (Tân Niên) chính thức.
Vào ngày này, ngoài những phong tục quen thuộc truyền thống đón ông Công ông Táo của người Trung Quốc như nhất định phải có kẹo đường, mua câu đối đỏ, làm cơm cúng tổ tiên như người Việt Nam; mọi người còn đặc biệt làm thêm những món ăn đẹp mắt mang ý nghĩa cầu may.
Tuỳ vào từng vùng miền mà món ăn quen thuộc trong lễ Tiểu Niên cũng được lựa chọn để phù hợp với sở thích riêng của người dân nơi đó.
Miền Nam Trung Quốc
1. Bánh chưng
Bánh chưng được người Trung Quốc ăn vào nhiều ngày lễ truyền thống như tết Đoan Ngọ, Tiểu Niên và cả tết Nguyên Đán. Nó có hình chóp nhọn thay vì vuông như bánh chưng Việt Nam.
2. Thịt lợn
Ở Chương Châu, Giang Tây, Quý Châu... có phong tục giết lợn mừng ngày Tiểu Niên. Họ sẽ chọn thịt ngon nhất, xào hoặc hầm kĩ, sau đó cùng chia sẻ món ăn ngon với bạn bè, họ hàng làng xóm.
3. Bánh nếp ngọt
Bánh làm bằng bột gạo nếp với nhiều loại nhân như thịt tươi, bột đậu và củ cải; chúng cũng được nặn thành nhiều hình dạng bắt mắt bày trên mâm cỗ ngày Tết.
4. Hạt dẻ nước
Tại Phúc Kiến, người ta thường chọn món hạt dẻ nước này ăn vào tết ông Táo vì tên của nó đồng âm với từ trong phương ngữ Phúc Châu, mang ý nghĩa là "chúc may mắn từ đầu năm đến cuối năm."
5. Bánh trôi
Bánh trôi luôn luôn là một món ăn đặc biệt trong các dịp lễ truyền thống lớn của Trung Quốc. Với cái tên Thang viên (bánh trôi nước), được xem là mang ý nghĩa gia đình đoàn viên, sum họp trong những ngày quan trọng này.
Miền Bắc Trung Quốc
1. Sủi cảo
Người miền Bắc dường như có sở thích đặc biệt với bánh bao. Họ thường ăn bánh bao vào buổi tối ngày 23 tháng Chạp, mang ý nghĩa tiễn ông Táo về trời với Ngọc Hoàng, với câu nói "gửi những chiếc sủi cảo bay cùng gió."
2. Bánh nếp vàng
Hàng năm, 23/12 âm lịch là ngày mà mọi gia đình hấp bánh nếp vàng. Người Trung Quốc tin rằng vì nếp rất dính nên có tác dụng "dính miệng" Táo quân lại, không để ông bẩm điều xấu lên Ngọc Hoàng.
3. Đường gai
Bánh đường gai cũng mang ý nghĩa tương tự như các loại kẹo đường dẻo hay bánh nếp, để khiến Táo quân bị "dính miệng", không bẩm báo những điều xấu ở nhân gian cho Ngọc Hoàng.
4. Ngô xào
Ở phía đông nam của tỉnh Sơn Tây, họ có phong tục ăn đồ dầu mỡ, đặc biệt là ngô xào trong ngày này. Các bài hát dân gian có câu nói rằng "hai mươi ba, không ăn (đồ) chiên, đầu năm mới, gặp xui xẻo."
5. Bánh bao hấp
Những chiếc bánh bao bình thường hàng ngày, nay đã được thay bằng hình dạng đẹp mắt, các lại nhân nhiều màu sắc bày biện trên đĩa khiến mọi người thích thú.
(Theo Weibo)
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
- Cây liễu rủ – Cây cảnh trồng bên hồ, tiểu cảnh nước
- Sắc Vàng Mê Hoặc Của Sài Gòn Giữa Mùa Hoa Bò Cạp
- HOA HOÀNG YẾN
- Lên kế hoạch cho tiệc cưới: Không có gì khó nếu bạn “nằm lòng” được 6 bước này!
- Hoa cưới cầm tay “Vĩnh Cửu” kết từ trang sức và pha lê
- Bảng màu tiệc cưới dành cho fan cuồng màu xanh
- Mẹo hồi sinh cây lan Hồ điệp bị thối rễ trong 1 tuần
- 4 mẹo giữ hoa cưới tươi lâu
- Đào phai, mai tàn, dân Hà thành chơi hoa quê thơm lừng nửa triệu/kg
- Gợi ý 5 mẫu hoa cưới cầm tay đẹp 2019 mà các nàng sẽ “tiếc hùi hụi” nếu bỏ qua đấy!