Sala, hoa thiêng trước cổng chùa
Cây sala, cây vô ưu hay còn gọi là cây đầu lân là loài hoa linh thiêng trong đạo phật gắn liền với cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Ngắm và thưởng thức mùi hương lạ kỳ của hoa Sala, bạn sẽ cảm thấy trong tâm khởi lên niềm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc tới bình yên khó tả... giúp con người giác ngộ xóa sạch ưu phiền đúng với tên gọi Vô ưu
Cây Sala thường được trồng tại các khuôn viên chùa chiền, khu du lịch, công viên….
Sala là cây thân gỗ lớn, thân thẳng, tán rộng, lá dày, cây có thể cao 20m đến 30m. Vì vậy, tại các công trình lớn cây này góp phần tạo không gian thoáng mát, là nơi để mọi người ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.
Hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m và có cả quả.Được biết, cây Sala được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da và cả bộ phận của cây dùng để điều trị bệnh sốt rét; lá non dùng chữa đau răng Hoa Sala mọc từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác, hoa mọc suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m. Hoa có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Hoa Sala trổ hoa quanh năm tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ, giúp tâm hồn con người thư thái, bình an. Hoa rất thơm nên được dùng trong mỹ phẫm và trong hương liệu.
Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, được xem là loài hoa vô ưu hay ưu đàm. Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết BànTrái Sala thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian như một loại dược liệu từ quả, từ đó bào chế ra thuốc kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương. Ngoài ra, hoa Sala cũng được coi là Thánh Hoa, hoa của Phật vì tương truyền rằng thái tử Siddhattha, tiền thân đức Phật Thích Ca được sinh hạ bên cây Sala tại vườn Lumbini Sala grove (Lumbini ngày nay nằm bên trong lãnh thổ Nepal, cách biên giới Ấn Độ khoảng vài cây số).
Một điều rất thú vị là hoa Sala cũng là hình tượng cho Dharma - Phật pháp -biểu tượng của lòng nhân đức, bao dung, trung thành và sự thông thái. Khi Đức phật về cõi niết bàn, Ngài chọn nơi tịnh là giữa hai cây Sala nên trong hầu hết những bức phù điêu về Sleeping Buddha, cây Sala cùng với hoa Sala đang nở rộ cũng thường đuợc chạm trổ kèm theo.
Cây Sala là loài cây mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật giáo, là nơi Đức Phật sinh ra. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề, cây Tha La cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Thuật ngữ salabhanjika nguyên thủy gắn bó với lễ hội phồn thực “hái hoa sala”, điêu khắc thể hiện những hình tượng đồng nhất người nữ với cây, nhất là cây hoa sala. Ở Ấn Độ, ngày nay cây sala vẫn được thờ cúng, đặc biệt với những cặp hiếm muộn.
Sản phẩm bạn có thể quan tâm
- Cây liễu rủ – Cây cảnh trồng bên hồ, tiểu cảnh nước
- Sắc Vàng Mê Hoặc Của Sài Gòn Giữa Mùa Hoa Bò Cạp
- HOA HOÀNG YẾN
- Lên kế hoạch cho tiệc cưới: Không có gì khó nếu bạn “nằm lòng” được 6 bước này!
- Hoa cưới cầm tay “Vĩnh Cửu” kết từ trang sức và pha lê
- Bảng màu tiệc cưới dành cho fan cuồng màu xanh
- Mẹo hồi sinh cây lan Hồ điệp bị thối rễ trong 1 tuần
- 4 mẹo giữ hoa cưới tươi lâu
- Đào phai, mai tàn, dân Hà thành chơi hoa quê thơm lừng nửa triệu/kg
- Gợi ý 5 mẫu hoa cưới cầm tay đẹp 2019 mà các nàng sẽ “tiếc hùi hụi” nếu bỏ qua đấy!